Ad Code

Responsive Advertisement

Fetch.AI (FET) là gì?

Fetch.AI (FET) là gì? Thông tin chi tiết đồng FET. Fetch.ai là một nền tảng nhằm mục đích kết nối các thiết bị và thuật toán Internet vạn vật (IoT) để cho phép học tập chung của họ.

Cộng đồng cryptocurrency, một làn sóng cuộn trào mạnh mẽ đang nổi lên mang tên Fetch.AI – một dự án tiền điện tử hầu như hiếm được biết đến trên toàn thế giới chỉ ngay một tháng trước. Có thể nói điều đó đã được thay đổi nhờ vào Binance và Launchpad, một dịch vụ niêm yết dành cho các doanh nhân đang muốn huy động vốn thông qua bán token, được gọi là IEO. Cơn sốt BitTorrent vừa đi qua, sự quan tâm của cộng đồng với dự án IEO được mở bán trên Binance Launchpad dường như vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Kế tiếp, Binance Launchpad đã công bố chi tiết về việc chào bán IEO Fetch – Fetch.AI – IEO thứ 2 trong năm 2019. Vậy Fetch.AI là gì?



1/ Fetch.AI (FET) là gì?


Theo định nghĩa của Fetch.AI (FET)

Họ là Protocol thế hệ tiếp theo được xây dựng để sẵn sàng cho cơ chế đồng thuận Useful Proof of Work. Được phát minh ra bởi những trí tuệ AI hàng đầu Thế giới.

Fetch.AI (FET) sẽ tạo ra một hệ sinh thái mà trong đó các thành phần số sẽ đại diện cho các thành phần của nền kinh tế (data, hardware, dịch vụ, con người, cơ sở hạ tàng) có thể cùng làm việc hiệu quả.

Là một Protocol, nó tạo ra một mạng lưới kỹ thuật số phi tập trung. Trong đó cả người dùng và những market place làm việc với nhau.

Mục tiêu của team dev là mang cả các công nghệ máy học (Machine Learning - ML) trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), các hệ thống multi-agent và công nghệ sổ cái phi tập trung để tạo ra nền kinh tế Internet mới.

2/ Fetch.AI (FET) đặt ra để giải quyết là gì?


Dưới đây là các bài toán mà Fetch.AI (FET) đặt ra để giải quyết:

Applications: Hiện tại các ứng dụng rất nhiều để mạng dữ liệu vào cuộc sống thực. Nhưng vấn đề lớn nhất của các dữ liệu đó là nó không thể tự bán nó.
Các vấn đề kết nối giữa các hệ thống tập trung hiện có khiến cho tiềm năng của các thị trường giữa các thành phần này bị lãng phí. 

Ví dụ như những container, nhà kho,.. bi bỏ trống.

3/ Fetch.AI (FET) giải quyết vấn đề trên bằng cách gì?


Để giải quyết các vấn đề kể trên, Fetch.AI (FET) đưa giải pháp công nghệ mà họ gọi là Three Layers.

Trong cấu trúc của Three Layers gồm có 3 thành phần:

Autonomous Economic Agents

Bên trong Thế giới số phân tán của Fetch.AI, các thành phần kỹ thuật số có thể trao đổi với nhau một cách độc lập dưới sự can thiệp của con người. Và nó có thể đại diện cho chính họ, thiết bị, dịch vụ, hay các cá nhân nào đó.

Phần này anh em có thể hiểu là các thực thể tham gia vào nền kinh tế mà Fetch.AI tạo ra có thể làm việc với nhau dưới sự quản lý của con người. Nó có thể là các thiết bị, dịch vụ mà họ đưa vào nền kinh tế này.

Open Economic Framework

Trong nền kinh tế kỹ thuật số của Fetch.AI (FET) các agents trong đó được gọi là Open Economic Framework (OEF).

Trong đó, mỗi agents sẽ có 1 không gian làm việc real-time tối ưu cho chính họ, và chỉ tập trung vào các yếu tố quan trọng.

Smart Ledger

Đây có thể coi là nền tảng của Thể giới kỹ thuật số kể trên. Trong đó, nó cung cấp thị trường cho những người có nhu cầu sử dụng AI hay ML mà trước đây phần lớn nó rất khó để có thể tiếp cận do bị khoá trong các mạng lưới tập trung.

Mục đích của Smart Ledger là giúp những cá nhân/ tổ chức/ agents có nhu cầu có thể truy cập vào kho tài nguyên nhanh nhất, tiện lợi nhất.

Theo team dev, Smart Ledger của họ có thể hỗ trợ tốc độ giao dịch lên tới hàng triệu giao dịch mỗi giây.




Fetch.AI (FET) có gì nổi bật?

Trong sơ đồ cấu trúc của Fetch.AI (FET) gồm có các thành phần: Autonomous Economic Agents (AEA), Open Economic Framework (OPF), Smart Ledger.

Các AEA này có thể là nhiều con người, hoặc cũng có thể là các thiết bị, dịch vụ bên trong mạng lưới của Fetch.AI (FET). 

AEA có thể hoạt động theo nhiều các khác nhau, hoạt động song song với nhau hoặc độc lập.
Các AEA này kết nối và có động lực đóng góp và làm việc với nhau là nhờ FET Token. Open Economic Framework (OEF) chính là Framework dùng để kết nối các Agents kể trên. 

Ở giai đoạn ban đầu, OEF gồm 2 loại nodes là Trustless và Trusted. Trustless Nodes có thể vận ẩn danh tương tự như các Nodes Ledger đơn thuần. Các Trusted Nodes có thể truy cập vào thông tin, dữ liệu bên trong AEA. 

Theo team dev, người vận hành các nodes này phải có danh tính công khai và được Fetch.AI Foundation chấp nhận.

Smart Ledger: Bên trong mạng lưới của Fetch.AI (FET) có thể coi là Thế giới ảo, phi tập trung và cần phải có tốc độ giao dịch lớn, xử lý nén dữ liệu mà không làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của nó. 

Đồng thời dữ liệu cũng phải được giữ lại để được giao dịch, sử dụng nhiều lần bởi các thành phần liên quan. Về mặt công nghệ, Smart Ledger của Fetch.AI sử dụng cơ chế useful Proof of Work (uPoW) kết hợp với DAG và PoS. 

Theo team dev, với cơ chế này, sẽ giúp tự động hoá các hoạt động bên trong và tạo ra một Marketplaces hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu, năng lượng, quản lý chuỗi Supply Chain hay dịch vụ chia sẻ phần cứng.
Một số ứng dụng thực tế của Fetch.AI (FET): Truyền tải dữ liệu, năng lượng, chuỗi cung ứng...

4/ FET Token là gì?


FET là Utility Token bên trong hệ sinh thái của Fetch.AI (FET). FET Token là động lực cho các agents tham gia bên trong mạng lưới của Fetch.AI (FET) tham gia và đóng góp.

Trong Fetch.AI, FET Token là phương tiện bắt buộc phải sử dụng để tham gia. Về mục đích cụ thể của FET Token, mình sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.

Ở thời điểm phát hành Token đầu tiên (TGE), FET Token được issue theo chuẩn ERC-20 của Ethereum. 

Theo team dev, dự kiến quý Q4 2019, Fetch.AI sẽ tiến hành Mainnet, lúc đó FET Token sẽ được swap sang Native FET Token.

4.1 FET Key Metrics

  • Ticker: FET
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0x1d287cc25dad7ccaf76a26bc660c5f7c8e2a05bd
  • Decimal: 18
  • Token Standard: ERC-20
  • Token type: Utility Token
  • Total Supply: 1,152,997,575 FET
  • Circulating Supply: 81,542,294 FET (~7%)

4.2 FET Token Allocation



4.3 FET Token Sale



4.4 FET Token Release Schedule



4.5 Tỷ giá Fetch.AI (FET) hôm nay

4.6 FET Token được dùng để làm gì?

Đóng vai trò là Utility Token bên trong hệ sinh thái của Fetch.AI (FET), FET Token có những mục đích sử dụng sau:

Dùng FET Token để stake và trở thành các Nodes xử lý giao dịch và vận hành hệ thống.

Các Agents dùng FET Token để truy cập vào hệ sinh thái Digital World của Fetch.AI. 

Khi đã có quyền truy cập vào Fetch.AI, các Agents sẽ có thể xem và làm việc với các tài nguyên có trên đó. Trong đó AI và ML là 2 dịch vụ chính mà Fetch.AI đang cung cấp.

FET Token được dùng để là Gas Fee tương tự như ETH được dùng là gas trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.
Khi 2 Agents làm việc với nhau để trao đổi giá trị, họ phải stake FET Token. Dựa vào đó, ác Agents sẽ có động lực để làm việc cho dù họ ở bất kỳ đâu.

FET Token được dùng để trả thưởng cho các miner (thợ đào) các Nodes.

4.7 Phí giao dịch FET Token

Hiện tại FET Token đang là ERC-20 token, nên khi giao dịch, ngoài phí giao dịch trên các sàn, phí deposit, anh em sẽ mất thêm phí giao dịch trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.

Sau khi Fetch.AI (FET) Mainnet, FET Token sẽ được chuyển sang FET Native Token và chạy trên Blockchain của họ. Lúc này phí gas trên trong hệ thống sẽ do Fetch.AI thu.

4.7 Ví lưu trữ FET Token

Hiện tại FET là token ERC-20. Vì vậy, anh em có thể lưu trữ nó trên tất cả các loại ví hỗ trợ tiêu chuẩn ERC-20.

Ví trên các sàn giao dịch: Binance, BitMax, KuCoin, ..
Ví cứng: Ledger Nano, Trezor, ..
Ví mềm: MyEtherWallet, MyCrypto, Meta Mask...

4.8 Mua bán FET Token ở đâu?

Sàn giao dịch FET Token: Hiện tại, FET Token đang được giao dịch chủ yếu trên một số sàn như: Binance, BitMax, KuCoin...

4.9 Tương lai của đồng FET Token

Dựa trên mục đích sử dụng của FET Token nêu trên, nhu cầu mua vào FET nằm ở những thành phần như Nodes, Agents…

Như vậy trong tương lai, để nhu cầu mua vào của FET Token tăng lên thì số lượng các thành phần tham gia kể trên phải tăng lên.

Ở phần dưới mình sẽ nói rõ hơn những gì dự án đã, đang và sẽ làm trong tương lai để anh em có thể hiểu hơn về tương lai FET Token.

5/ Roadmap & Updates

Năm 2019:

Fetch.AI có trụ sở tại Cambridge, Vương quốc Anh và được dẫn dắt bởi 3 người đồng sáng lập. Dưới đây là một vài cái tên nổi bật trong nhóm phát triển Fetch.AI:

Humayun Sheikh, CEO – doanh nhân sáng tạo, nhà đầu tư sáng lập trong DeepMind được Google mua lại.

Toby Simpson, CTO – cựu chiến binh 30 năm kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm, nhà sản xuất của loạt trò chơi Sinh vật thành công, nhà phát triển đầu tiên tại DeepMind.

Thomas Hain – CSO – giáo sư tại Sheffield và thành lập nhà khoa học về AI học máy (Machine Learning) tiên tiến.

uPoW được tạo ra bởi nhóm Fetch sẽ hoạt động hiệu quả để ngăn chặn sự lãng phí năng lượng – vấn đề nan giải và phổ biến của giao thức đồng thuận PoW thông thường. Bên cạnh đó, Fetch.AI có chiến lược gia nhập BMW, Ford, General Motors, Renault, Accenture và IBM để thành lập Mobility Open Blockchain Initiative (MOBI). Chắc chắn rằng nếu sự hợp tác với những đối tác lớn này được thực hiện, hồ sơ của Fetch.AI sẽ trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhà đầu tư. Dự án của họ nhờ đó có thể được hậu thuẫn bởi một nền tảng tài chính vững chắc để phát triển.

Năm 2022:



6/ Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác


6.1 Đội ngũ dự án

Đứng sau thành công của Fetch.AI, không thể không nhắc đến những đóng góp của ba tên tuổi chủ chốt sau. Họ là:

  • Humayun Sheikh (CEO): là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của DeepMind (công ty về AI đã từng được Facebook để mắt đến nhưng vì đàm phán không thành công nên năm 2014 Google đã mua lại với giá khoảng 500 triệu USD). Ông đồng thời cũng là nhà sáng lập và CEO của hai ứng dụng uVue và itzMe.
  • Toby Simpson (CTO): là tác giả của hàng loạt trò chơi a-life creatures cũng như nhà phát triển lập trình thế hệ đầu tại DeepMind (2011 – 2013) với hơn 30 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, ông đã từng giữ chức vụ CTO cho ba công ty công nghệ.
  • Thomas Hain (CSO): là tiến sĩ của Đại học Cambridge và là giáo sư tại Đại học Sheffield, người thành lập đội khoa học về ML AI.



Ngoài ra, nhóm phát triển còn quy tụ được một loạt những chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực này.

6.2 Nhà đầu tư & đối tác

Trong danh sách đối tác của Fetch.AI gồm nhiều thành phần. Tuy nhiên, đáng chú ý các lác đối tác liên quan tới Internet, AI, ML như: Trusted IoT Alliance, MOBI, Warwick Business School, Binance.

6.3 Dự án tương tự

Đối thủ trực tiếp của Fetch.AI (FET) trong thị trường Cryptocurrency như Cortex Labs, Matrix AI, Neurochain, Singularity.

Token FET là Utility Token.
FET Token được dùng để truy cập vào hệ sinh thái.
Miner có thể đào FET Token.
Fetch.AI là dự án nằm trong Binance Launchpad.

7/ FAQs về FET Token


IEO của Fetch.AI diễn ra vào thời gian nào?

IEO của Fetch.AI đã được bán vào ngày 25 tháng 02 năm 2019 vào lúc 21:00 chỉ trong một phiên giao dịch và chấp nhận duy nhất BNB.

Đối thủ của Fetch.AI gồm những dự án nào?

Trên thị trường hiện nay, có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Fetch.AI như Cortex Labs, Matrix AI, Neurochain, Singularity,…

Đối tác của Fetch.AI gồm những dự án/ tổ chức nào?

Một vài đối tác lớn của Fetch.AI có thể kể đến như Trusted IoT Alliance, MOBI, Warwick Business School, Binance,…

8/ Tổng kết


Hy vọng anh em nhận được nhiều thông tin hữu ích qua bài viết vừa rồi, hẹn gặp lại anh em trong các bài viết sau.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bài viết, hãy để lại bình luận phía ở phía cuối bài viết. ApeHub Group sẽ giải đáp thắc mắc cho anh em trong thời gian sớm nhất.

Tất Cả Chỉ Vì Mục Đích Thông Tin Và Không Được Xem Là Lời Khuyên Đầu Tư. Bạn nên tự tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Dennis Tran.